Làm thế nào mà trồng rau sạch tại nhà chỉ mất 15 phút?
Trồng rau sạch tại nhà đã không còn xa lạ, thậm chí việc này đã trở thành thú vui, một công việc mà nhà nhà, người người đều yêu thích và thực hiện thuần thục.
Hiện nay, cách trồng rau sạch tại nhà thì có vô vàn cách, từ trồng rau sạch trong thùng xốp, trồng rau sạch bằng chai nhựa, trồng rau sạch trong ống nhựa hay trồng rau sạch trong các khay nhựa, chậu nhựa….
Tuy nhiên, những cách này có thể sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian, chi phí và công sức, hôm nay Nông nghiệp phố sẽ chia sẻ với bạn cách trồng rau sạch tại nhà cho người lười nhé.
1. Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà có khó không?
Rau sạch là rau được trồng theo quy trình nhất định nhằm đảm bảo rau sau thu hoạch an toàn, đảm bảo sức khoẻ người trồng và người sử dụng, bảo vệ môi trường sống.
Trong quá trình trồng rau sạch, bạn có thể sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… nhưng chỉ được sử dụng trong hạn mức. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ cho rau để đảm bảo rau sau thu hoạch sẽ sạch và an toàn.
Đồng thời, bạn cần sử dụng đất trồng rau, nguồn nước tưới cũng phải sạch, không nhiễm kim loại nặng hay nhiễm vi sinh vật gây bệnh, và không sử dụng hạt giống biến đổi gen.
Hạt giống bạn nên mua tại các cơ sở uy tín, hạt giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để đảm bảo đúng giống, tỷ lệ nảy mầm cao, cây rau sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
2. Một số loại hạt giống rau dễ trồng tại nhà
Rau nào dễ trồng tại nhà mà lại nhanh cho thu hoạch? Câu trả lời đó chính là các loại rau ăn lá ngắn ngày như (một vụ) như các loại rau dền như dền xanh, dền đỏ, dền tiều, hay các loại cải như cải ngọt, cải xanh, cải cúc, cải bó xôi, xà lách…
Nếu bạn muốn trồng một lần nhưng có thể thu hoạc nhiều lần thì trồng các loại rau ăn lá nhiều vụ (dài ngày) bạn có thể thử trồng cải Kale, cải thảo, cải cầu vồng, rau muống, mồng tơi… nhé.
Còn nếu bạn yêu thích sự nhỏ nhắn, xinh xắn cùng hương thơm tươi mát thì bạn có thể chọn các loại rau gia vị như ngò bạc liêu, ngò gai, tía tô, hành lá, hẹ… Đặt những chậu rau gia vị nhỏ ở các kệ của gian bếp, ngoài cung cấp gia vị sạch, chúng còn trang trí, lọc mùi khó chịu, cung cấp không gian xanh…
Hoặc bạn cũng có thể trồng một số loại rau ăn củ quả lớn nhanh như Thánh Gióng có theer kể đến cà chua, dưa leo, cà tím, củ cải trắng, củ cải đỏ, cà rốt, ớt, đậu hà lan, dưa hấu nụ…
3. Mẹo trồng rau sạch tại nhà chỉ mất 15 phút
Trồng rau sạch tại nhà chỉ mất 15 phút, bạn có tin được không? Việc này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn trồng rau sạch tại nhà bằng đất sạch hữu cơ Sfarm! Vì loại đất này đã được phối trộn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng nên bạn có thể sử dụng được ngay sau khi mua về.
Đất sạch hữu cơ Sfarm là đất sạch hữu cơ được phối trộn từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ thiết yếu cho cây trồng như mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, bột neem, vi sinh vật bản địa…
Đồng thời, đất được trải qua quá trình ủ vi sinh giúp kích thích hệ vi sinh vật phát triển toàn diện và hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại. Có thể nói, đây là loại đất hoàn toàn sạch, bạn có thể an tâm trồng rau sạch tại nhà với đất Sfarm.
Vì đất loại này đã được phối trộn sẵn nên sau khi mua về là bạn có thể sử dụng được ngay. Bạn có thể khui miệng bao, sau đó trồng trực tiếp vào, hoặc bạn cũng có thể để bao nằm ngang, dùng dao khoét nhiều lỗ nhỏ rồi trồng rau vào các lỗ ấy.
Đặc biệt, đất sạch hữu cơ Sfarm còn được phối trộn theo công thức riêng biệt cho từng loại cây trồng. Với các loại rau ăn lá sẽ có đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn lá, hoặc loại đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn củ, quả sẽ cực kỳ thích hợp cho các loại rau, củ quả.
Thật đơn giản phải không nào! Tuy nhiên hạn chế của phương pháp trồng rau này đó là bạn chỉ có thể sử dụng được một vụ, ngoài ra trong quá trình chăm sóc có thể bao sẽ bị mục, bị rách.
Nên với những loại rau ăn củ quả, hay các loại rau ăn lá dài ngày tốt hơn hết bạn vẫn nên trồng trong các khay, chậu nhựa, giúp bạn dễ dàng di chuyển cũng như cho thời gian sử dụng lâu dài hơn.
4. Cách chăm sóc rau sạch trồng tại nhà
Khi trồng rau sạch tại nhà, sau khi trồng 7 ngày, bạn có thể sử dụng các dòng phân bón có hàm lượng đạm cao như NPK 30-9-9, 20-20-15, 16-16-8, 30-15-10… hòa nước tưới để cây rau phát triển nhanh, tốt, cây xanh, lá khỏe.
Song song đó, bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân hữu cơ Bounce Back… để bổ sung hữu cơ, khoáng, vi lượng giúp cây rau phát triển toàn diện, đồng thời giúp cải tạo đất và tăng độ ẩm của đất.
Đồng thời để các loại rau ăn lá được năng suất cao, cây to lá lớn bạn có thể sử dụng thêm các loại phân bón hữu cơ cho rau như đạm cá, phân bánh dầu nước, rong biển Seaweed, Axit Humic 322…
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý và phát hiện kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ, bọ trĩ… để có biện pháp phòng trị thích hợp với các loại thuốc như dầu khoáng SK Enpray, Ortus, Movento, Confidor, Comda, Saizole…
Tuy nhiên, bạn cần ngừng bón phân và sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch rau sạch khoảng 7 – 10 ngày, đảm bảo thời gian cách ly để tránh tồn đọng dư lượng chế phẩmbảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, kim loại nặng trong rau sạch.
5. Thu hoạch rau sạch tại nhà
Với các loại rau ăn lá, chỉ khoảng sau 30 – 45 ngày trồng thì bạn đã có thể thu hoạch những lứa rau đầu tiên rồi. Khi thu hoạch rau ăn lá, bạn nhớ nhổ cả gốc để tiến hành cải tạo đất và trồng vụ mới.
Còn đối với các loại rau ăn lá dài ngày, bạn có thể dùng kéo cắt các lá lớn ở ngoài và để lại các lá non cho chúng tiếp tục phát triển. Sau khi thu hoạch, bạn cần bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón để lứa rau sau được tốt và ngon hơn.